Bà bầu có được ăn cà muối không?
Cà muối là một món ăn được rất nhiều người ưa thích trong những ngày hè, đặc biệt là với các chị em đang mang bầu. Tuy nhiên, bà bầu có được ăn cà muối không? Việc ăn nhiều cà muối liệu có gây hại cho thai nhi không? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ đang sắp được làm mẹ. Mời chị em cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.
> Có bầu ăn khoai tây có được không?
Cà muối là gì?
Cà muối mà chúng ta vẫn thường ăn hàng ngày chính là cà pháo. Cà pháo có tên khoa học là Salanum torum. Đây là một dạng cây nhỏ, có gai, hoa màu trắng, quả trắng khi chín chuyển dần sang vàng. Trong cà chứa chất solanin độc với hàm lượng nhỏ, chất này càng nhiều hơn khi cà chín.
Trong Đông y, cà pháo vị ngọt có tính hàn, giúp tiêu viêm, nhuận tràng, lợi tiểu. Quả cà ngoài làm thức ăn còn có nhiều tác dụng như trị lở loét, lợi tiểu, viêm lợi, mụn nhọt … Tuy nhiên đối với bà bầu, ăn cà cần phải được xem xét bởi những độc tố có trong loại quả này.
> Bà bầu có nên uống sữa đậu nành? Uống được thì có tốt không?
Bà bầu có được ăn cà muối không?
Các nhà dinh dưỡng cho biết, trong cà pháo tươi có chứa hàm lượng chất solanin độc cao gấp 5-10 lần so với mức an toàn. Điều này có nghĩa rằng ăn cà pháo tươi, cà pháo muổi xổi chưa đủ độ chua dễ gây ngộ độc. Những người bị ngộ độc solanin trong cà thường có dấu hiệu buồn nôn, tiêu chảy, đau thắt dạ dày, dắt cổ thậm chí chóng mặt, ảo giác …
Như vậy, bà bầu không nên ăn cà pháo muối xổi bởi hàm lượng độc lớn khi cà vẫn còn tươi. Tuy nhiên, bà bầu có được ăn cà muối không nếu cà đã đủ độ chua?
Nhằm trả lời cho câu hỏi này, bác sĩ chuyên khoa II Sản phụ khoa Nguyễn Thị Luyện của Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội cho biết:
Trong thời kì ốm nghén, hệ miễn dịch của cơ thể bị giảm sút, khiến cho các tác nhân gây hại như vi trùng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Chính vì vậy, trong thời gian đầu mang thai và thậm chí suốt giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín như thịt tái, rau sống hay các loại dưa muối xổi chưa chín.
Với các loại cà muối đủ chua mẹ bầu vẫn có thể ăn được bình thường nhưng không nên ăn quá nhiều. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các mẹ nên tự muối ở nhà, muối cà trong các chum bằng sành, sứ tránh đựng trong bình nhựa, sắt gây ảnh hưởng tới sức khỏe bà bầu.
Bà bầu nên ăn cà muối như thế nào?
Khi ăn cà, bà bầu nên lấy hạt ra vì hạt cà có thể là nguyên nhân khiến trẻ nấm lưỡi. Một số chị em mang thai bị dị ứng với cà pháo và trong giai đoạn ba tháng đầu thì cần nhanh chóng loại món ăn này ra khỏi thực đơn. Cà muối thường khó tiêu nên bà bầu cần hạn chế ăn vào buổi tối vì có thể khiến chướng bụng, khó ngủ.
Bên cạnh đó, vấn đề vệ sinh cũng là một yếu tố quan trọng nếu bà bầu quyết định thêm món cà muối vào bữa ăn của mình. Tốt nhất, cà pháo nên được muối trong các chum bằng sành, sứ. Không nên đựng cà muối trong những vại nén được làm bằng đất nung có kim loại nặng vì hàm lượng kim loại này có thể làm ảnh hưởng đến lượng nước muối cà.
Một số thực phẩm lên men bà bầu cần hạn chế
-Măng chua: Glucozit trong măng chua khi kết hợp với men tiêu hóa trong dạ dày sẽ phân hủy, tạo thành axit xyanhydric, gây ngộ độc, nôn mửa. Ngoài ra, măng chua trên thị trường hiện nay thường được tẩy trắng bằng axit oxalic, rất độc hại. Vì vậy, mẹ bầu không nên thường xuyên sử dụng măng chua.
-Dưa chua: Giống như cà pháo muối, dưa chua muối xổi cũng chứa luợng chất gây ung thư nguy hiểm. Nếu muốn ăn dưa chua, mẹ bầu nên chọn loại dưa muối vừa chín tới để đảm bảo.
–Nem chua: Được chế biến từ quá trình lên men thịt sống, do đó mẹ bầu khi ăn nem chua dễ nhiễm khuẩn Listeria, Ecoli.
Hy vọng những thông tin chia sẻ từ bài viết đã giúp chị em biết được bà bầu có được ăn cà muối không không.
Người đăng tin: benhvungkin.info