Có nên ăn khoai tây mọc mầm? ăn vào có sao không?
Khoai tây là một loại củ chứa nhiều chất dinh dưỡng và chế biến được nhiều món ăn ngon miệng, được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, mọi người cũng cần phải chú ý trong việc lựa chọn và sử dụng khoai tây để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là khi nó đã mọc mầm. Vậy có nên ăn khoai tây mọc mầm không? ăn vào có sao không? bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này.
> Bà bầu có nên uống sữa đậu nành? Uống được thì có tốt không?
Có nên ăn khoai tây mọc mầm không?
Thông thường, một số rau củ tự nhiên có thể tạo ra chất đề kháng để chống lại sâu bệnh và nấm. Khoai tây cũng vậy, nó cũng tự tạo ra chất diệt trùng và chống nấm tự nhiên đó là solanine và chaconine. Ở điều kiện bình thường, hàm lượng chất solanine và chaconine trong khoai tây rất ít, ước tính trong 100gr khoai tây mới có 10mg solanine và chaconine nên không gây ngộ độc.
Tuy nhiên, nếu để khoai tây ở nơi quá ẩm, quá sáng hoặc quá nóng,… thì khoai sẽ nhanh chóng mọc mầm. Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng solanine và chaconine sẽ tăng cao, đủ khả năng để gây ngộ độc nếu ăn phải.
Vì vậyvề thắc mắc có nên ăn khoai tây mọc mầm không, mọi người không nên ăn khoai tây khi nó đã mọc mầm
Ăn khoai tây mọc mầm có sao không?
Các bác sỹ tại Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế – 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội cho biết:
Nếu ăn khoai tây mọc mầm, khả năng bị ngộ độc là rất cao. Nếu ăn với hàm lượng ít, độc tố solanine và chaconine trong khoai tây có thể gây ra những vấn đề ở đường tiêu hóa như: đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa,…..
Còn nếu ăn khoai tây mọc mầm với hàm lượng lớn thì có thể gặp vấn đề nghiêm trọng đến thần kinh và “trục trặc” lớn về đường tiêu hóa như: đau đầu, sốt theo cơn, hạ thân nhiệt, mê sảng, ảo giác, tê liệt, thở chậm…
Các triệu chứng ngộ độc này có thể kéo dài từ 1 – 3 ngày và có thể buộc phải nằm viện, thậm chí trên thế giới đã đã có ghi nhận một số trường hợp tử vong do ngộ độc khoai tây mọc mầm.
Làm thế nào để tránh ngộ độc khoai tây?
Các bác sỹ của Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế cũng cho biết thêm: Ngộ độc khoai tây có thể phòng tránh được bằng cách lựa chọn và lưu trữ khoai tây đúng cách.
Nên chọn mua những củ khoai tây có màu vàng, cầm lên thấy nặng, lành lặn, vỏ trơn nhẵn.
Không để khoai tây nơi có ánh sáng và không lưu trữ quá 12 ngày, ăn ngay sau khi mua về.
Khi chế biến khoai tây nên loại bỏ hết những vệt xanh, tím ở khoai, và nên ngâm vào nước muối loãng khoảng vài giờ trước khi nấu.
Khi nấu khoai tây, để loại bỏ độc tố thì nên nấu khoai ở nhiệt độ cao (170 độ C).
Nếu vô tình ăn phải khoai tây mọc mầm có chứa chất độc thì hãy đến bác sỹ ngay để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Những thông tin, chia sẻ của các bác sỹ tại Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế hi vọng sẽ giúp mọi người giải đáp được thắc mắc có nên ăn khoai tây mọc mầm? Và ăn vào có sao không? từ đó có lựa chọn đúng đắn khi sử dụng khoai tây.
Nguồn: https://benhvungkin.info